Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
Tin tức
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
VIDEO CLIP
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.003.721
Đang online
179
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Tin nóng

Cập nhật ngày 19/03/2007 01:54 GMT+7

Nhìn lại thị trường chứng khoán tuần qua

Tuần qua, thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam đã trải qua sự thăng trầm được coi là kịch tính nhất kể từ đầu năm tới nay.

 
 

Tuần qua, thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam đã trải qua sự thăng trầm được coi là kịch tính nhất kể từ đầu năm tới nay.

Sàn chứng khoán TP.HCM mở cửa và kết thúc tuần đều bằng một phiên tăng giá mạnh, nhưng các phiên giữa tuần thì giá chứng khoán giảm thê thảm khiến những nhà đầu tư có vài năm kinh nghiệm “chơi” chứng khoán trên sàn cũng phải nao núng không biết cục diện thị trường sẽ ra sao và nên mua hay bán cổ phiếu vào thời điểm này.

Biên độ biến động giá cổ phiếu cực lớn

Trong số các phiên giảm giá và tăng giá này thì sự biến động được ghi nhận là lớn nhất, nhì trong lịch sử của sàn giao dịch chứng khoán tập trung này.

Cụ thể, chỉ số VN-Index đã tăng 14,99 điểm trong phiên giao dịch ngày Thứ 2 (12/3), sau đó giảm 12,4 điểm Thứ 3, giảm tiếp 44,06 điểm Thứ 4, và giảm mức kỷ lục 48,69 điểm Thứ 5 và kết thúc tuần bằng việc tăng mức 44,24 điểm, mức tăng mạnh thứ 2 trong lịch sử của TTGDCK TP.HCM.

 

Sàn chứng khoán TP.HCM mở cửa và kết thúc tuần đều bằng một phiên tăng giá mạnh, nhưng các phiên giữa tuần thì giá chứng khoán giảm thê thảm. (Ảnh: LAD)

Trong phiên giao dịch ngày 12/3, chỉ số chứng khoán VN-Index đã mở đầu một tuần mới bằng việc tăng thêm 14,99 điểm (tương đương tăng 1,3%) lên mức cao kỷ lục là 1.170,67 điểm. Sức cầu cổ phiếu ở mức khá cao từ cả các nhà đầu tư cũ và mới được cho là nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu lớn, nhỏ tiếp tục tăng. Trong phiên giao dịch ngày 12/3, 77 trong số 107 cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP.HCM tăng giá, 20 cổ phiếu giảm giá và số còn lại đứng giá.

Sang đến phiên giao dịch 13/3, từ trên đỉnh cao nhất, các cổ phiếu đã bắt đầu hạ nhiệt với việc chỉ số VN-Index giảm 12,4 điểm (tương đương giảm 1,06%) xuống mức 1.158,27 điểm. Số lượng cổ phiếu tăng giá đã không còn áp đảo các cổ phiếu giảm giá như trong các phiên giao dịch tuần trước. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán ra để thu lời và tìm kiếm các cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn trên thị trường tự do. Thị trường ghi nhận 47 mã cổ phiếu tăng giá, đúng bằng số cổ phiếu giảm giá, trong khi 13 mã còn lại đứng giá. Điều này cho thấy sự sụt giảm của VN-Index chủ yếu là do sự giảm giá diễn ra chủ yếu ở các cổ phiếu lớn.

Đến phiên giao dịch ngày 14/3, tâm lý bán ra ồ ạt để thu lời và hạn chế rủi ro trong trường hợp thị trường sụp đổ (sau khá nhiều cảnh báo của các chuyên gia trong và ngoài nước về tình trạng tăng quá đà của chứng khoán Việt Nam) đã khiến giá cổ phiếu đồng loạt giảm mạnh và chỉ số VN-Index giảm ở mức lớn nhất trong lịch sử là 44,06 điểm (tương đương giảm 3,8%). Với 85 cổ phiếu giảm, 16 cổ phiếu tăng giá và 6 cổ phiếu đứng giá, chỉ số chứng khoán Việt Nam đã lùi về mức 1.114,21 điểm.

Bước sang đến phiên giao dịch 15/3, tâm lý lo sợ thị trường suy thoái đã lên tới cao trào khiến có tới 102 trong tổng số 107 cổ phiếu giảm giá và chỉ số VN-Index mất tới 48,69 điểm (tương đương giảm 4,37%). Đây là mức giảm mạnh nhất từ trước tới nay. Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/3, chỉ số chứng khoán Việt Nam đứng ở mức 1.065,52 điểm, mức thấp nhất trong vòng 1 tháng qua.

Câu hỏi được đặt ra trong lúc này là: sự điều chỉnh giảm như trong 2 phiên ngày 14 và 15/3 có phải là tạm thời hay là sự bắt đầu của một giai đoạn đi xuống? Điều này rõ ràng hoàn toàn  phụ thuộc vào kỳ vọng của các nhà đầu vào TTCK Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Theo đánh giá chung của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) hay một số tờ báo có uy tín trên thế giới như Time của Mỹ thì TTCK Việt Nam đã thành công ngoạn mục trong thời gian vừa qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tuy nhiên cổ phiếu trên cả thị trường tập trung lẫn tự do thì đều đang tăng quá đà.

Mặc dầu nhiều chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về dấu hiệu tăng nóng của các cổ phiếu nhưng khá nhiều nhà đầu tư đã cho rằng TTCK Việt Nam sẽ không rơi vào tình trạng đóng băng như hồi giữa năm 2006. Theo họ, giá nhiều cổ phiếu có thể điều chỉnh giảm tiếp trong vài phiên giao dịch tiếp sau đó tuy nhiên sẽ hồi phục dần nhờ vào kết quả kinh doanh tháng 2 của các doanh nghiệp (sắp được công bố và được dự đoán là tốt). Bên cạnh đó, các tổ chức đầu tư nước ngoài sau khi chốt năm tài chính (kết thúc vào tháng 3) sẽ tăng cường mua vào.

Nhưng không như dự đoán khả năng giảm thêm vài phiên rồi chỉ số giá chứng khoán Việt Nam mới quay đầu lên, trong phiên giao dịch sáng 16/3, sau khi giảm 3 phiên liên tiếp với số điểm bị mất lên đến hơn 100 điểm, VN-Index quay đầu tăng 36,96 điểm lên 1109.76 điểm. (+3,45%) với sự phục hồi của nhiều cổ phiếu chủ chốt - một cú đảo chiều ngoạn mục. Đây là mức tăng mạnh thứ 2 trong lịch sử sau phiên tăng mạnh nhất hơn 45 điểm ngay hôm giao dịch đầu tiên sau tết nguyên đán vừa rồi. Khối lượng và giá giao dịch cũng tăng trở lại. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu đạt 8,35 triệu cổ phiếu, còn giá trị giao dịch đạt 866 tỷ đồng, tăng 32,8% về khối lưọng và 14,7% về giá trị so với phiên trước. Trên thị trường có 59 mã cổ phiếu tăng giá, 32 mã giảm giá và 10 mã đứng giá. Tình hình đã khác hẳn với hôm qua khi chỉ có 2 mã tăng giá 3 mã giảm giá, còn lại thì giảm giá.

Tuần 12-16/3: VN-Index chung cuộc giảm 4%

Tính chung cho cả tuần, VN-Index giảm 45,92 điểm, tức giảm 4% so với cuối tuần trước, đứng ở mức 1.109,76 điểm.

Trong tổng số 107 mã cổ phiếu trên sàn thì 78 mã giảm giá, 25 mã tăng giá và 4 mã cổ phiếu còn lại đứng giá.

Tổng khối lượng giao dịch chứng khoán trong tuần đạt 57,88 triệu đơn vị, tức bình quân 11,58 triệu chứng khoán/ngày. Tống giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 5.112,6 tỷ đồng, tương đương 1,022 tỷ đồng/ngày.

2 chứng chỉ quỹ có có khối lượng giao dịch lớn nhất trong tuần. Chứng chỉ quỹ PRUBF1 ghi nhận 9,2 triệu chứng chỉ khớp lệnh, còn chứng chỉ quỹ VFMVF1 là 5,4 triệu chứng chỉ.

Vị trí tiếp theo thuộc về 2 đại gia là STB với 4,7 triệu cổ phiếu chuyển nhượng, và PPC với 2,7 triệu cổ phiếu.

Tuy nhiên, chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn thứ 5 thị trường thì lại không phải là của một đại gia nào, mà là cổ phiếu KHP. Tuần qua, 1,4 triệu cổ phiếu KHP đã được khớp lệnh.

Về giá thì UNI là cổ phiếu có giá giảm mạnh nhất. Cổ phiếu này giảm từ 67.000đ xuống 54.000đ, tức giảm 19,4%.

Cổ phiếu có mức giảm mạnh tiếp theo là SGH giảm 17,3%, RHC giảm 16,9%, FMC giảm 15,2%, và SFN giảm 15%.

Ngoài ra, rất nhiều cổ phiếu khác cũng có mức giảm trên 10%, gồm có VTC, SHC, VGP, MCV, SGC, DIC, KDC, BPC, DNP, PPC, GMC, HMC, CII, DHG, SAF.

BMC là cổ phiếu tăng mạnh nhất với mức tăng 26,5%, từ 359.000đ lên mức 454.000đ.

Chỉ có 2 cổ phiếu khác tăng trên 10%, đó là VTA và SFC.

(Theo Vietnamnet)