Vàng: giá trị nhiều hơn là một nơi cất trữ tài sản!
Tôi thường thích cách suy nghĩ của Barry Ritholtz. Tuy nhiên, bài báo ngày 28/3/2014 trên Bloomberg về giá cả dài hạn của vàng lại cần định hình lại khung cảnh trên quy mô toàn cầu. Kể từ khi Roy Jastram xuất bản cuốn “The Golden Constant”, vàng đã được xem như là một nơi lưu trữ giá trị thực. Những số liệu thống kê chi tiết của Jastram có thể chỉ rõ điều này.
Bản cập nhật một số phân tích của ông trên LBMA có đính kèm biểu đồ khá thú vị:

Trong bài viết của mình, Barry Ritholtz trình bày một đồ thị lấy từ Catherine Mulbrandon trênVisualizing Economics:

Biểu đồ này bao gồm giá vàng trên thị trường cũng như giá cả mà chính phủ Mỹ áp đặt.
Chắc chắn rằng, giá vàng thực sự sẽ lởn vởn đâu đó trong dài hạn với vai trò là một nơi cất trữ có giá trị.
Trong bài viết gần đây, tôi đã lập luận rằng trên thực tế vàng không
chỉ là một nơi lưu trữ giá trị và có lợi tức thực tế, nó làm gia tăng
sức mua trên thị trường hàng hóa và dịch vụ trên mỗi đơn vị. Thay vì sử
dụng dữ liệu của tôi, tôi nghĩ các bạn có thể thấy một số kết quả liên
quan và đầy thú vị từ những chuyên gia khác.
Một bài viết gần đây trên BusinessInsider có đính kèm biểu đồ này từ
Ian Bremmer của Eurasia Group, chỉ ra thị phần của mỗi quốc gia trong
GDP toàn thế giới:

Giờ đây, hãy xem xét tác động của một thị phần Mỹ trong khoảng thời
gian khi giá vàng được định bằng đồng USD duy trì sự ổn định. Hai cường
quốc kinh tế thế giới chính là Vương quốc Anh và Mỹ. Sức mua USD tính
theo đồng bảng Anh vẫn tương đối ổn định từ năm 1820 trước khi tăng gần
ba lần kể từ đầu những năm 1900. Tuy nhiên, sức mua của đồng đô la còn
tăng cao hơn nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới.
Một bằng chứng nữa có liên quan đến điều này xuất phát từ đồ thị
trong báo cáo “Gibson’s Paradox and the Gold Standard”. Biểu đồ của họ
về chỉ số giá thế giới trong suốt thời gia này đều giảm. Khi hầu hết các
quốc gia dựa vào chế độ bản vị vàng cố định, giá vàng cho thấy sức mua
của vàng trong thực tế so với các hàng hóa và dịch vụ khác trên thế giới
đều đang tăng lên.

Kết luận không thể chối bỏ là việc giá vàng
tính theo đồng USD đã gia tăng sức mua trên toàn thế giới. Jastram và
các nhà phân tích khác đều rơi vào dòng suy nghĩ rằng vàng đang bị định
giá thông qua hai đồng tiền mạnh nhất chứ không phải theo sức mua của
chúng trên thế giới- yếu tố rất quan trọng đối với một tài sản được giao
dịch trên thị trường toàn cầu.
Trái ngược với nghiên cứu của Hội đồng Vàng Thế giới, trái ngược với
bức tranh cất trữ giá trj và niềm tin phổ biến dựa trên số liệu thống kê
giá vàng tính theo đồng USD, vàng vẫn được chứng kiến lợi tức thực tế
gia tăng. Về lâu dài, một đơn vị của vàng sẽ kiếm được chính xác khoản
lợi tức mà những khoản đầu tư dài hạn khác trả về, bao gồm cả cổ phiếu
và trái phiếu dài hạn.
Trên đây là bài viết của Julian Van Erlach- người khởi xướng và đồng phát triển “Required Yield Theory” chuyên đánh giá tài sản chứng khoán, trái phiếu vàng và dầu.
(ST& tổng hợp)