Vẻ huyền bí và quyến rũ của kim cương
Kim cương có nguồn gốc từ chữ “Adamas” tiếng Hylạp có nghĩa là vô địch và cũng có nghĩa là sự bất diệt của tình yêu. Từ thời xa xưa, nhẫn kim cương đã được các vị hoàng đế đeo để làm biểu tượng của sức mạnh và lòng dũng cảm. Nhưng phải đến mãi thể kỷ XV nhẫn kim cương mới dược dùng làm nhẫn đính hôn
Kim cương có nguồn gốc từ chữ “Adamas” tiếng Hylạp có nghĩa là vô địch và cũng có nghĩa là sự bất diệt của tình yêu. Từ thời xa xưa, nhẫn kim cương đã được các vị hoàng đế đeo để làm biểu tượng của sức mạnh và lòng dũng cảm. Nhưng phải đến mãi thể kỷ XV nhẫn kim cương mới dược dùng làm nhẫn đính hôn. Chiếc nhẫn kim cương đầu tiên của Hoàng tử nước Áo Maximilian tặng cho nàng Mary của xứ Burgudy khi cầu hôn vào năm 1477.
Chiếc nhẫn kim cương này được đeo vào ngón tay thứ 3 bàn tay trái của nàng Mary xinh đẹp. Theo tín ngưỡng cổ của người Ai Cập, huyết mạch của tình yêu (Vena Amoris) chảy thẳng từ đỉnh ngón thứ 3 của bàn tay trái đến trái tim. Bởi vậy ngón tay thứ ba bàn tay trái của người phụ nữ bao giờ cũng là nơi dành cho chiếc nhẫn tình yêu. 
Cũng không phải vô tình mà con người coi kim cương là hiện thân của sức mạnh, sự bất diệt của tình yêu. Bởi vì kim cương là loại quý hiếm. Kim cương rất quý và nó là loại đá cứng nhất. Thành phần cấu tạo của kim cương rất đơn giản, chúng được tạo thành bởi các phân tử Cacbon.
Hàng tỷ năm trước đây, áp lực và sức nóng tự nhiên đã biến những phân tử Cacbon này thành tinh thể kim cương trong lòng chảo nham thạch đang cháy ở sâu trong lòng đất. Sau khi kết thành tinh thể ở dạng đặc biệt, những khối tinh thể này được đẩy lên trên nhờ áp lực cảu núi lửa, xuyên qua mặt đất và được làm mát trong các mạch ống Kimberlite (một loại đá). Ngày nay kim cương được khai thác từ các mạch đá này.
Kim cương rất hiếm vì người ta chỉ thu được một vài viên từ những cuộc hành trình rất nguy hiểm vào sâu trong lòng đất. Người ta đã thống kê rằng phải khai thác khoảng 250 tấn quặng từ các mạch Kimberlite và tinh chế thì mới tạo ra được 1cara kim cương mài bóng chất lượng đá quý. Một yếu tố thú vị nữa để xem xét đó là: chỉ 20% kim cương khai thác được từ mỏ đá quý, số còn lại chỉ thích hợp sử dụng trong công nghiệp.
Bốn nước sản xuất kim cương hàng đầu thế giới đó là Úc, Zai-a, Bot-xoa-na và Nga. Sản lượng của các nước này chiếm khoảng 80% nguồn cung cấp của cả thế giới.
Mặc dầu viên kim cương đầu tiên được khai thác tại mỏ khoảng 2.800 năm trước đây thế nhưng phải đến đầu thế kỷ thứ XVIII khi phát hiện ra các mạch kim cương ở Brazil, việc khai mỏ kim cương mới trở thành một ngành công nghiệp quan trọng. Trong suốt cuối thể kỷ XIX, việc phát hiện ra một trữ lượng lớn kim cương ở Nam Phi đã mở đầu cho ngành công nghiệp kim cương hiện đại của chúng ta và làm xuất hiện những phương pháp cắt tốt hơn. Kim cương luôn đi cùng cuộc sống con người. Con người được đẹp lên bởi vẻ huyền bí và quyến rũ của kim cương.
(Theo tạp chí MNKH số 40 - năm 1999)