Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
Tin tức
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
VIDEO CLIP
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.009.902
Đang online
176
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Tri thức đá quý

Cập nhật ngày 13/02/2007 02:27 GMT+7

Đá Emerald

Từ Emerald có nguồn gốc từ tiếng Batư (nay là Iran) sau này xuất hiện trong tiếng Hy Lạp như Samragdos và sau đó nhưu Smaragdus.

  Từ Emerald có nguồn gốc từ tiếng Batư (nay là ) sau này xuất hiện trong tiếng Hy Lạp như Samragdos và sau đó nhưu Smaragdus. Từ nguồn gốc đó biến đổi thành esmeraude, e’meraude và esmeralde, tên hiện nay chưa xuất hiện cho đến thế kỷ 16. Từ Emerald luôn được dùng cho khoáng vật màu xanh lá cây, nhưng thường không phải cho Emerald mà chúng ta được biết hiện nay.

 Độ cứng của Emerald thay đổi trong khoảng 7.5 – 8 tuy độ cứng có phần thấp hơn nhiều loại đá khác, nhưng do màu sắc và độ hiếm nên emerald vẫn đứng hàng thứ 3 trong hàng đá quý sau kim cương và ruby.

Emerald đã xuất hiện gần 4000 năm trước công nguyên ở Babylon , là loại đá quý xuất hiện sớm nhất ở thị trường đá quý. Emerald được người cổ xưa dùng để hiến dâng cho nữ thần Venus, là loại đá dành cho những người sinh tháng5, Emerald đã đi vào tín ngưỡng và truyền thuyết. Đó là biểu tượng cho sự bất tử và lòng trung thành, khi bị thay đổi màu thì đó là sự thay đổi của lòng chung thuỷ. Màu xanh của Emerald được tạo nên bởi một lượng rất nhỏ Crom và ion V+ thay thế ion nhôm trong mạng tinh thể.

Trong Emerald các bao thể thường gặp là mica, apatite, hematie, thạch anh, felspar, flourite, pyrite, tuormaline, albite,… Trong Emerald ở từng vùng người ta tìm thấy những bao thể đặc trưng trong vùng đó. Trong Emerald của Habachtal, Áo các bao thể chủ yếu là tremolite hình que và mica tấm phẳng với các góc được vê tròn. Emerald , loại Emerald đẹp nhất thế giới, từ các mỏ khách nhau cũng có những bao thể khác nhau. Các bao thể trong Emerald của mỏ Chivor thường đặc trưng dạng 3 pha và tinh thể pyrite hoàn hảo. Màu xanh của chúng là xanh lá cây ánh xanh dương.

Emerald của mỏ Muzo và Cosquez màu xanh lá cây ánh vàng, ngoài bao thể 3 pha chung cho Emerald Columbia, còn có tinh thể hình lăng trụ của khoáng chất đất Parisite.

Emerald có màu xanh lá cây nhạt ánh vàng, thường ít bao thể làm cho người ta nhầm với Beryl xanh lá cây, nhưng khi đo thấy rõ phổ hấp thụ của Chromium, minh chứng đó là Emerald thực sự. Emerald Nam Phi thường có bao thể mica tấm màu nâu, làm cho đá tối đi và mang ánh nâu. Đặc trưng cho bao thể trong Emerald Zimbabue là Tremolite hình kim, hình que ngắn hoặc hình dây cong. Màu của Emerald Zimbabue phân theo mảng.

Bao thể trong Emerald Ấn Độ hoàn toàn khác so với bao thể trong Emerald từ các nước khác. Song song với trục đứng tinh thể là những khoang hình chữ nhật chứa chất lỏng và bọt khí. Những khoang này đặc trưng bởi có một cái đuôi ở một đầu tạo nên cho chúng dạng dấu phảy. Loại bao thể thứ hai trong Emerald Ấn Độ là các phiến biobtite định hướng song song với mặt cơ bản.

Hiệu ứng của ánh sáng trong Emerald: 
Những nguyên tố chromium, vândium và sắt như đã nói ở trên tạo màu xanh lá cây ánh vàng cho đến xanh lá cây ánh xanh dương trong ngọc Emerald. Bởi hàm lượng của ba nguyên tố này thay đổi trong một khoảng rất rộng từ mỏ này sang mỏ khác, ảnh hưởng đến màu và các tính chất quang học của Emerald. Chiết xuất của Emerald từ tất cả các mỏ và ngay cả loại Beryl khác là lưỡng chiết kép, và bởi chiết xuất của tia bình thường nên lưỡng chiết mang dấu âm. Hiện tượng lưỡng sắc trong Emerald cũng rất rõ: xanh lá cây ánh vàng cho tia bình thường và xanh lá cây ẫnhnh dương cho tia bất thường.

Emerald được tìm thấy ở rất nhiều mỏ trên thế giới: Áo, Colombia, Brazil, Nga, Úc, Nam Phi, Zimbabue, Ấn Độ, Pakistan, Tazania, Nigieria, Madagasca, Na Uy, Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới. Ở Việt chưa tìm thấy Emerald, chỉ có Beryl loại khác.

(Theo daquyphongthuy.com)