Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
Tin tức
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
VIDEO CLIP
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.002.815
Đang online
178
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Tri thức đá quý

Cập nhật ngày 27/08/2007 01:29 GMT+7

Tài nguyên đá quý thế giới : Tiềm năng và xu hướng phát triển (Phần 1)

Theo tài liệu của Liên hiệp hội khoa học địa chất thế giới thì tổng giá trị tài nguyên khoáng sản phi năng lượng của thế giới là 140 tỉ USD, trong đó đá quý chiếm 14,990 tỉ USD, thứ đến là sắt, vàng chiếm vị trí thứ 3.

Theo tài liệu của Liên hiệp hội khoa học địa chất thế giới thì tổng giá trị tài nguyên khoáng sản phi năng lượng của thế giới là 140 tỉ USD, trong đó đá quý chiếm 14,990 tỉ USD, thứ đến là sắt, vàng chiếm vị trí thứ 3. Xét về giá trị mà nói thì kim cương chiếm 80%, đá quý màu chiếm 20%. Giá trị tương đối của đá quý màu có Emerald chiếm 43%, ruby chiếm 14%, opal chiếm 10%, xaphia 6%, jadeit chiếm 6%, bêryl chiếm 5%, các đá quý khác chiếm16%. 
   
20 năm gần đây, lượng tiêu thụ hàng trang sức kim loại quý gắn đá quý đã tăng lên rất nhanh. Trong thời gian 3 năm, lượng tiêu thụ hàng trang sức kim loại quý gắn đá quý của nước Mỹ đã tăng lên 73%. Trên thị trường Thiên Tân Trung Quốc hàng trang sức kim loại quý gắn đá quý chiếm 30% lượng tiêu thụ hàng trang sức nói chung. Tình hình tiêu thụ đá quý trên thế giới càng ngày càng mạnh mẽ, điều này chứng tỏ càng ngày càng được mọi người nhận thức được ưu thế của đá quý , đều nghĩ từ trong không gian nhỏ bé này của đá quý, giới tự nhiên to lớn đã ban cho đá quý một vẻ đẹp vĩnh hằng và những niềm may mắn. 
      
Theo đà phát triển của hàng trang sức gắn đá quý thì chủng loại đá quý gắn trên hàng trang sức cũng không ngừng được mở rộng, kiểu dáng và qui cách của đá quý cũng không ngừng được đổi mới. Về chủng loại đá quý cho thấy trước năm 70 của thế kỷ XX đá quý dùng để gắn trên hàng trang sức chủ yếu là kim cương, ruby, Emeral, xaphia. Đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX chủng loại đã tăng thêm opal, jadeit, aquamarin, amêtit, gơnat, ngọctrai v.v... Thời kỳ cuối những năm 70 của thế kỷ XX đã mở rộng thêm pha lê vàng, ôlêvin, topaz, tuôcmalin, groula chứa crôm v.v... Do đặc tính không tái sinh được của tài nguyên đá quý tự nhiên, cho nên kích thước đối với đá quý cũng có sự thay đổi, trước đây trọng lượng đá quý ruby, Saphire đưa vào thị trường là 2 carat ( ct); aquamarin là 8 ct,  đá mắt mèo, tuôcmalin mắt mèo và Saphire hình sao là 10 ct; đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX, trong lượng ruby, Saphire giảm xuống 1 ct, đá mắt mèo, aquamarin mắt mèo, Saphire hình sao là 2 ct; tuôcmalin là 5 ct. Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX do sự ra đời của công nghệ hàng trang sức gắn đám cho nên kích thước các loại đá quý càng rất nhỏ, nhưng yêu cầu qui cách hóa, yêu cầu chung là 4x6 (mm), 5x7 (mm), 6x8 (mm), 8x10 (mm), 10x12 (mm), hình tròn và các loại qui cách, kích thước đá quý đồng cấp sai số không được vượt quá + 0,1 mm. Như thế đồng thời với không ngừng phát triển tài nguyên đá quý mới, con người phải sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và hạn chế nhất tài nguyên đá quý hiện có. 

Hiện nay chủng loại đá quý đã được biết của các nước lớn sản xuất đá quý như sau : 

Braxin  mỗi năm sản xuất 64 ngàn ct kim cương là nước đứng thứ 7 thế giới về sản xuất kim cương. Kim ngạch xuất khẩu đá mắt mèo và crizobêryl của Braxin có năm đạt  202,1 ngàn USD, sản lượng Aquamerine của Braxin chiếm 70% tổng sản lượng của thế giới, sản lượng topaz chiếm 95% tổng sản lượng của thế giới. Braxin là nước duy nhất sản xuất topaz màu xanh tự nhiên trên thế giới, sản lượng tuôcmalin màu của Braxin chiếm 50-70% sản lượng của thế giới. Braxin cũng là nước chủ yếu cung cấp Amethyst ( thạch anh tím) cho thế giới. Giá trị sản lượng Emerald hàng năm của Braxin là 5 triệu USD. Ngoài ra Braxin còn có opal, mã não, đá Phù dung hình sao chất lượng tốt v.v...
 

Miến Điện là nước cung cấp chủ yếu các loại đá quý jadeit, ruby, saphire chất lượng tốt cho thế giới. Ngoài ra Miến Điện còn có ôctbolit hình sao, spinen, olêvin, tuôcmalin, ziêccon, pirop, đá mặt trăng v.v...
 
Xơ-ri-lan-ca là nước cung cấp các loại đá quý chủ yếu như đá mặt trăng, Saphire, ruby sao, saphire sao, đá mắt mèo chất lượng tốt cho thế giới. Ngoài ra Xơ-ri-lan-ca còn có các loại đá quý pirop, olêvin, amethyst, spinen, topaz màu vàng rượu nho, tuốcmalin, ziêccon v.v..
 
Ma-đa-gat-ca có các loại đá quý saphire, emerald, bêryl, amethyst, tuôcmalin, iolit, pha lê vàng, granzenit v.v...

 Trung Quốc là nước lớn cung cấp các loại đá quý olêvin, nêphêrit cho thế giới. Ngoài ra Trung Quốc còn có saphire, aquamerine, tuôcmalin, pirop, scapolit màu tím, zôizit màu xanh nhạt, mã não, turquoise v.v...gần đây Trung Quốc đã phát hiện ra các điểm  quặng emerald và ruby.

 ấn Độ có các loại đá quý saphire, bêryl, san hô, chrysobal, ruby, kim cương, gơnat, olêvin, amethyst, spinen, tuôcmalin, topaz v.v...

 Thái Lan có các loại đá quý: ruby, saphire, spinen v.v... 

Các nước SNG sản lợng kim cương hàng năm là trên 12 triệu ct, đứng vị trí thứ 4 trên thế giới; ngoài ra còn có các loại đá quý emerald, saphire, labrađo, gơnat, bêryl, lazurit, canazit tím, mã não, san hô, amethyst, topaz, tuôcmalin, biruza (turquoise), spinen, zieccon, ôlevin, nêphêrit v.v...
 

Mỹ là nước chủ yếu cung cấp tuôcmêlin màu đỏ cho thế giới, ngoài ra còn có ôlevin, bêryl, ziêccon, spinen, ametit, gơnat v.v...
 
Ngoài các nước nêu trên còn có các đá quý emerald, ametit, kim cương của NamPhi; emerald của Côlômbia; lazurit của Ap -ga -ni -stan; chanxêđon màu xanh, opal, kim cương của Ôxtrâylia; nêphêrit của Canađa v.v... đều chiếm vị trí chủ yếu trên thế giới. 

   
Tiềm năng đá quý thế giới.

 
Kim cương. 
Hiện nay đã biết hơn 30 nước trên thế giới có mỏ kim cương, trong đó chủ yếu có Ôxtrâylia, Châu Phi, các nước SNG. 

1) Ôxtrâylia. Các mỏ kim cương chủ yếu của Ôxtrâylia ở Argyle miền Tây và Acre ở vùng tây Queensland 
Trước những năm 80 của thế kỷ XX, Ôxtrâylia khai thác kim cương sa khoáng là chủ yếu, từ năm 1985 bắt đầu đầu tư khai thác quặng kim cương gốc với sản lượng đứng hàng đầu thế giới. Sản lượng năm 1988 là 35 triệu ct, chiếm 32,7% tổng sản lượng kim cương thế giới. Nhưng chất lượng kim cương của Ôxtrâylia tương đối kém, ngoài rất ít kim cương màu trắng ra phần lớn là màu vàng nhạt, màu nâu, hàm lượng kim cương cấp đá quý chiếm 5%, 40-50% gần đạt cấp đá quý.
2) Daia. Trước năm 1980 Daia là nước sản xuất kim cương lớn thứ nhất thế giới, từ sau khi Ôxtrâylia phát hiện ra khoáng sàng kim cương loại mới, thì Daia xuống vị trí thứ hai. Sản lượng kim cương hàng năm của Daia là 20 triệu ct, chiếm 25% tổng sản lượng kim cương của thế giới. Kim cương cấp đá quý của Daia chiếm 5%, 20-25% gần với cấp đá quý. 

 
3) Bốt-xoa-na. Năm 1974 Bốt-xoa-na khai thác 3 mỏ kim cương ở Jwaneng, sản lượng năm 1987 là 13,2 triệu ct, chiếm 14,2% tổng sản lượng của thế giới, trong đó kim cương cấp đá quý đạt 19%, giá trị sản lượng hàng năm là 700 triệu USD. Thu nhập kim cương

 

 

 

 

 

 

(KT Sưu tầm)