Mỗi nền văn hóa và mỗi quốc gia đều có những lý do riêng để tôn thờ một trong những sáng tạo diệu kỳ nhất của tự nhiên, đó là kim cương.
Mỗi nền văn hóa và mỗi quốc gia đều có những lý do riêng để tôn thờ một trong những sáng tạo diệu kỳ nhất của tự nhiên, đó là kim cương.
Có những lúc kim cương được xem như chìa khóa của ma thuật. Có những khi nó lại bị coi là dấu hiệu của sự đồi trụy. Có nơi kim cương đồng nghĩa với tình yêu bất diệt và sự phồn thịnh vĩnh hằng. Có chỗ nó lại là nguyên nhân dẫn đến sự đổ nát của các vương triều.
Kim cương quyền uy như ngai vàng và yếu mềm như nước mắt.
Hành trình của kim cương
3,3 tỷ năm trước: Gần 200km phía dưới lòng đất, carbon bắt đầu được đẩy lên dưới áp suất và sức nóng tột cùng, khởi đầu cho sự cấu thành một trong số những của cải có giá trị nhất trên trái đất: Kim cương.
Năm 322 - 185 trước công nguyên: Kim cương bắt đầu xuất hiện ở châu Âu dưới dạng trang sức và vật trang trí. Vua Louis IX của Pháp ban cho kim cương thuộc tính hiếm và vô giá. Trong vòng 100 năm kim cương luôn gắn liền với các món đồ trang sức (cho cả nam lẫn nữ) của hoàng gia và sau đó là của giới quý tộc châu Âu.
1214 - 1300 sau công nguyên: Công nghiệp cắt kim cương đầu tiên được tin là xuất hiện ở Venice, một trung tâm thương mại lớn lúc đó.
1477: Hoàng tử Maximillian của nước Áo cầu hôn với nàng Mary xứ Burgundy bằng một chiếc nhẫn kim cương. Nó được đeo ở ngón áp út bàn tay trái, nơi được xem là có những huyết mạch đặc biệt dẫn thẳng tới trái tim.
1550: Antwerp của nước Bỉ trở thành thủ đô kim cương trên thế giới. Các hội cắt kim cương đầu tiên cũng được thành lập tại đây.
1600 - 1750: Kim cương trở thành biểu tượng của sự phồn thịnh tột đỉnh ở châu Âu. Ấn độ được xem là quê hương của kim cương. Brazil xếp sau giả thiết đó.
1860: Một khám phá mới về kim cương gần Hopetown, Nam Phi - đã khai sinh ra ngành công nghiệp kim cương hiện đại. Theo sau đó là những cơn cuồng nộ trong việc đào đãi và khai thác kim cương.
1939: Tiêu chuẩn của kim cương đã được tạo lập. Đó chính là tiêu chuẩn 4C.
1967 - 2000: Botswana trở thành nước sản xuất kim cương lớn nhất trên thế giới. Viên kim cương Centenary, được tìm thấy vào năm 1986, được đánh bóng từ một viên đá 599 carat. Viên kim cương 273 carat này được xem là hoàn mỹ nhất trên thế giới cả về vết cắt lẫn màu sắc.
Tiêu chuẩn 4C
- Cut - giác cắt: Có ánh "lửa" bên trong. Các mặt cắt đẹp thường phản chiếu ánh sáng tốt và phát ra nhiều hơn ánh sáng lấp lánh mà các nhà kim hoàn gọi là "lửa". Đây là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng mài cắt kim cương.
- Colour - màu sắc: Không màu là tốt nhất. Màu của kim cương được xếp vào loại giảm dần từ D tới Z. Đẹp nhất, và cũng đắt nhất, là loại từ D tới F, thường là không có màu. Tiếp đó là loại từ G tới J, gần như không có màu. Loại từ K tới M là có màu vàng rất nhạt. Từ N tới Z có màu vàng nhạt. Khi kiểm tra màu thực của một viên kim cương bạn hãy đặt nó lên trên nền màu trắng.
Clarity - Độ tinh khiết: Càng ít vết nứt càng tốt. Hầu hết các viên kim cương đều có vết nứt tự nhiên nhỏ, chỉ có điều mắt thường có nhìn thấy được hay không mà thôi. Độ tinh khiết, trong suốt của kim cương được xếp thành nhiều cấp, theo đó IF là sạch tinh: VVS - 1, VVS - 2; rất sạch. VS - 1,VS - 2; ít sạch. SL - 1, SL - 2; vết nhỏ. I - 1 tật -1, I - 2 tật -2, I - 3 tật -3.
Carat Weight - trọng lượng: Càng lớn càng hiếm. Trọng lượng của kim cương được tính bằng carat, 1 carat bằng 1/5g. Bạn không nên đánh giá kim cương bằng kích cỡ của nó. Một viên kim cương nhỏ, không tì vết, xếp loại D còn có giá trị nhiều hơn đối với viên kim cương loại N có độ clarity bằng 4. Nhận biết kim cương thật giả
Thường thì các cửa hàng đều có máy thử kim cương nhưng bạn cũng có thể tự mình kiểm nghiệm.
Độ đơn chiếc của kim cương: Tất cả các đá quý, dù nhân tạo hay tự nhiên, đều là lưỡng chiết quang. Chỉ có kim cương là đơn chiết quang, quan sát dưới kính núp phóng đại lên 10 lần nếu thấy góc cạnh có ảnh trùng nhau đồng thời xuất hiện 2 tia sáng dưới đáy thì đó đích thị là kim cương giả.
Tính hấp thụ: Kim cương có tính háu dầu. Hãy dùng ngón tay sờ vào kim cương, nếu có cảm giác hơi nhầy như hồ dính - do kim cương hấp thụ dầu từ tay bạn - thì có thể đó là đồ thật.
Tính thẳng hàng: Dùng bút chấm mực đen vạch một đường trên bề mặt viên kim cương. Kim cương thật sẽ cho bạn thấy một đường thẳng liền liên tục, kim cương giả sẽ chỉ cho một đường nhiều chấm nhỏ.
Ánh kim cương: Dưới ánh sáng trắng mạnh, kim cương thật sẽ hắt lên lên một thứ ánh sáng đặc biệt mà đồ giả không thể có được.
Mẹo bảo quản
- Tránh đeo nhẫn kim cương trong khi làm việc nhà hay bất cứ công việc nặng nhọc nào. Kim cương có thể bị mòn, mẻ hoặc bị hỏng bởi các loại dung dịch tẩy trắng có chứa chất clo.
- Nếu đó là một viên kim cương rời, đừng nghĩ đến nó cho tới khi tìm được một thợ kim hoàn chuyên nghiệp.
- 6 tháng 1 lần nên kiểm tra tình trạng gắn kết của viên kim cương trên cái nhẫn quý hoặc mặt dây chuyền, lắc tay của bạn. Đồng thời kiểm tra luôn độ sáng bóng của kim cương.
- Khi không đeo nhẫn hoặc dây chuyền gắn kim cương, hãy cất giữ từng món trong hộp lót đệm vải có vách ngăn hoặc khay riêng. Không để lẫn chúng với nhau hoặc với các nữ trang khác. Kim cương có thể cào xước các đồ nữ trang kia hoặc chính những loại kim cương giống nó.