Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
Tin tức
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
VIDEO CLIP
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.015.597
Đang online
136
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Tri thức vàng bạc

Cập nhật ngày 05/05/2008 09:56 GMT+7

BÁU VẬT TITANIUM VÀ NHÀ KHOA HỌC MÊ... MÌ QUẢNG

Căn cứ trên những thông tin giới hạn nhận được, điều mà kỹ sư Đỗ Nhật Nam quan tâm nhất hiện nay là tình trạng khai thác titanium mà ông cho là thiếu một viễn kiến chiến lược ở Việt Nam. "Đó là báu vật. Là quốc bảo. Hợp kim titanium là một sản phẩm cao cấp và rất quý. Giá trị ứng dụng và thương mại tỉ lệ thuận với thời gian".


Căn cứ trên những thông tin giới hạn nhận được, điều mà kỹ sư Đỗ Nhật Nam quan tâm nhất hiện nay là tình trạng khai thác titanium mà ông cho là thiếu một viễn kiến chiến lược ở Việt Nam. "Đó là báu vật. Là quốc bảo. Hợp kim titanium là một sản phẩm cao cấp và rất quý. Giá trị ứng dụng và thương mại tỉ lệ thuận với thời gian".

Titanium, quốc bảo VN

       Ông từng kêu lên: "là một chuyên gia trong ngành hàng không và không gian tại Mỹ, tôi thật sự ngạc nhiên về tình trạng khai thác bừa bãi titanium tại miền Trung nói riêng và nước ta nói chung.Theo ý tôi, khai thác titanium chủ yếu phải có tầm chiến lược quốc gia, không thể thiếu định hướng và không bền vững như hiện nay. Cần xem titanium như ngọc như vàng vậy".      
       Dù ý niệm đây là hợp kim của tương lai, từng có mặt trong game "Space and Colony" với cỗ máy khai thác titanium, tôi không khỏi kinh ngạc : Titanium được ứng dụng trong hàng không dân dụng với trên 160 chiếc Airbus A380 hết 77 tấn (28%) trong khung sườn và mười một tấn (4%) trong động cơ Trent 970 hoặc Gp7270. Trong hàng không quân dụng, titanium có mặt rong 3500 chiến đấu cơ của không quân mỹ, 6 tấn (22%) trong khung sườn và 2.5 tấn (9%) trong động cơF135 của Pratt và Whitney. Không chỉ vậy, nó được ứng dụng trong khung hấp nhiệt, ốc vít, vỏ, và nhiều cơ phận khác trên phi thuyền con thoi của Mỹ. Nhỏ hơn như xe bọc thép, tàu ngầm, tàu chiến, tên lửa, trực thăng hoặc nhỏ nhất như điện thoại di động, gọng kính, sườn xe đạp, dụng cụ mổ, nữ trang, laptop... titanium cũng tự hào có mặt. Nó giống như Maradona, Ronaldo trong bữa tiệc Worldcup. Như Michael Jackson,Madonna trong âm nhạc thế giới. Và như chính nó bởi không hợp kim  nào sánh nổi titanium khi đặt trong ma trận công năng kỹ thuật, ứng dụng công nghiệp!

       Vậy mà hơn 20 năm qua, titanium bị khai thác vô tội vạ, dưới nhiều hình thức. Các công ty, các đầu nậu bán thô ra xứ người với giá rẻ như cho. Họ đưa ra luận điệu chỉ trúng một nửa, rằng cát đen - tên gọi khác của titanium ở VN - gây phóng xạ. Nhưng đáng lý ra phải hỏi thêm rằng nếu có hiện tượng nhiễm xạ thì tại sao lại có nhiều khách hàng nước ngoài giành nhau mua? Họ nhân danh dự án du lịch, dự án trồng rừng để khai thác trắng titanium. Thậm chí khi chính phủ ra lệnh cấm và hạn chế khai thác có phép, một số địa phương lại lách luật bằng chiêu bài " làm sạch môi trường". Gần đây nhất, chính quyền một tỉnh Nam Trung Bộ cho phép khai thác titanium trong khu kinh tế để có mặt bằng giao cho các nhà đầu tư làm...kinh tế. Một ngân hàng lại hăng  hái cho các doanh nghiệp vay vốn để làm cái việc khai thác titanium không bền vững, không thân thiện môi trường. Không chỉ ở Bình Thuận, Bình Định, gần đây ở Hà Tĩnh, Quãng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,... những rừng dương, động cát ven biển bị đào bới suốt đêm ngày không thương tiếc hầu tận diệt nguồn cát đen. Titanium siêu lợi nhuận. Nhìn đâu họ cũng thấy tiền, tự bịt mắt trước hậu quả nặng nề lấp ló trước tương lai!  Mà họ tự bịt mắt rất lâu, từ những năm thập niên 1980 rải rác tại Hà Tĩnh, Bình Thuận, Bình Định dẫn đến cao trào khai thác đầu thế kỷ 21 ở một loạt tỉnh thành miền Trung cho đến tận lúc này.
       Ở Đông Nam Bộ, tôi từng tận mắt chứng kiến những đồng cát đồi mô ven biển Hàm Tân tỉnh Bình Thuận bị những cỗ máy cổ lỗ sĩ lắng lọc, đào bới kinh hoàng. Những rừng dương ngã đổ. Những làng xóm càng lúc trơ trọi dưới mặt trời chói chang. Các đầu nậu đến từ TP.HCM đã tận thu cát đen và tận diệt cây xanh dù trong các hợp đồng khai thác có điều khỏan hoàn thổ, trồng lại rừng dương nguyên trạng. Đã diễn ra cuộc tranh giành lãnh địa giữa các phe nhóm, thậm chí chỉ trong một đêm nhóm mạnh thế hơn đã đốt sạch lán trại của nhóm kia. Rồi người ta chặt chân bò, không cho chúng đưa tang vật về trụ sở chính quyền. Dữ dội hơn, một giám đốc khai thác titanium bị bọn con buôn bắn tin " chặt đầu" nếu ông ta không giải tỏa được "thủ tục" đưa con tàu chở cát đen lậu của họ ra khỏi hải phận! Một chuyện khác : Một doanh nghiệp rau quả có trụ sở chính tại Tp.Phan Thiết lại được đăng ký thêm chức năng kinh ddoanh " mua bán, khai thác quặng và các loại mỏ khác". Một lần, doanh nghiệp này lập tờ khai hàng hóa xuất khẩu 125 tấn tinh quặng Ilmenit oremin có tỉ lệ TiO2 (Titanium Dioxide) là 52% cho một công ty Trung Quốc với giá tổng cộng 6.500USD. Hàng được định ngày xuất đi từ một cảng ở Tp.HCM trong khi doanh nghiệp rau quả này chưa xuất trình được nguồn gốc chế biến tinh quặng mà chỉ chứng minh trước đó có mua của cty cổ phần lương thực - dịch vụ Quảng Nam 300 tấn quặng titanium thô - thực chất là cát đen - với giá 400.000đ/1tấn! Thời điểm ấy cách đây 3 năm, nếu được chế biến sâu, 1 tấn TiO2 có giá xuất khẩu đến 2.500 USD! Mới đây thôi, hồi tháng 3 năm 2007, cũng tại Bình Thuận nóng lên tin hàng chục cây số đường bờ biển từ Huyện Hàm Tân đến Hàm Thuận Nam đang đứng trước nguy cơ biển lở. Đó là hệ quả của nạn khai thác cát đen trái phép diễn ra rầm rộ từ đầu năm dù chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định thành lập tổ kiểm tra liên ngành để ngăn chặn tình trạng này từ cuối tháng 2.2007

  THUA ĐƯỜNG NGẮN,THẮNG ĐƯỜNG DÀI

Quặng tatinium có gây hại cho sức khỏe cư dân?

       Tự nhận mình rất thiếu thông tin về titanium ở VN ,kỹ sư ĐỖ NHẬT NAM đã nhờ tôi chuyển đến ông những tình hình mới nhất. Ông tỏ ra vui khi được biết ở vài địa phương như Bình Thuận,Phú Yên,Bình Định đã bắt đầu có thái độ đúng mực trong khai thác và liên doanh khai thác titanium.Tuy nhiên,l à chuyên gia sâu về hợp kim titanium,ô ng vẫn không thoát khởi nỗi lo tương lai gần VN nhanh chóng cạn kiệt nguồn nguyên liệu cực kỳ quý hiếm này.
       Ông nói :"Xuất khẩu thô chỉ được vài cái lợi nhỏ trước cho cá nhân mà không bù nổi cho cái hại lớn và lâu dài cho đất nước. Không những thiệt hại về mặt kinh tế mà còn về xã hội, môi sinh, y tế cộng đồng, an ninh quốc gia , phát triển công nghiệp du lịch ! VN nên sẵn sàng hợp tác kinh doanh có điề trên bị"thức dậy". Chúng sẽ tiếp xúc với cơ thể người, nhất là thông qua đường thở, hiện tượng phóng xạ  sẽ có nhiều khả năng gây ung thư và các bệnh về hồng huyết cầu. Cho nên ở Mỹ, kiểm tra và xử lí phóng xạ là ưu tiên hàng đầu của EPA ( Environment Protection Agency) để đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân viên trong công nghiệp khai thác quặng mỏ titanium.
       Thực tế ở Việt Nam, người ta khai thác titanium theo kiểu thủ công như hái rau, bắt cá nhưng các đầu nậu lại tuyên truyền một nửa sự thật rằng " cát đen gây phóng xạ nên cần làm sạch"; khi chế biến cần những yêu cầu nghiêm ngặt thì lại có người, có nơi lại xem như không. Đọc báo điện tử bên nhà biết được tình trạng đó, ông nhấn đi nhấn lại là phải bắt buộc các nhà sản xuất có hệ thống kiểm tra phóng xạ do các chuyên gia của ta xác định dựa trên tiêu chuẩn khắt khe nhất của thế giới.

Cần một chiến lược khai thác hợp lý

       Tôi cung cấp cho ông ĐỖ NHẬT NAM một số dữ liệu từ Bộ Tài Nguyên - Môi Trường: Tiềm năng khoáng sản"cát đen" ở VN chiếm khoảng 5% tổng tiềm năng của thế giói .Hiện VN chỉ tiêu thụ một lượng ilmenit rất thấp, chủ yếu dùng để sản xuất que hàn.Trong khi đó, hằng năm nước ta phải nhập lượng TiO2 có tổng giá trị đến 25-30 triệu USD. Năm 2005 Hiệp hội Titan VN (Vina Titan ) đã xuất khẩu 300.000 tấn quặng ilmentit .Lượng xuất khẩu năm 2006 cũng đạt mức tương đương. Ngoài ra, các nhà máy sản xuất nhỏ không thuộc Vina Titan cũng xuất khẩu khoảng 150 tấn ilmentit .Cho đến nay ,các nhà sản xuất quặng ilmenit chủ yếu tập trung vào các việc cung cấp cho các thị trường  xuất khẩu, trong khi đó lượng tiêu thụ trong nước ở mức rất thấp.Ông giật mình:"Không nên vì nhu cầu kinh tế và xã hội tức thời mà khai thác cấp tốc và tuyệt tận nguồn khoáng sản rất quý hiếm này .Tôi muốn góp ý về một chiến lược  quản lý khai thác titanium cấp quốc gia chỉ thu gọn trong 7 từ: "Thua đường, ngắn thắng đường dài". Được biết, chỉ riêng hợp kim Titanium 6A- 4V hiện có rất nhiều công ty "đại gia" như Boeing, Lockheed Martin, Grumman, Helicopter , Bendix Allied Sigu kiện triển khai công nghệ lâu dài với bất kì đối tác nào để khai thác titanium. Nhưng phải biết người biết mình, phải có bản lãnh lòng yêu nước và viễn kiến để nói Yes,if... hoặc No, but...".
       Về vấn đề titanium có gây phóng xạ hay không,ông cho biết titanim ròng (hoặc hợp kim titanium ) tuy có phát phóng xạ nhưng rất thấp, hoàn toàn không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. So với các kim loại khác , hoặc khoáng sản trong thiên nhiên, hoặc chính môi sinh mà ta hằng tiếp xúc (đá ,cây ,nước ,mặt trời...) titanium vẫn được coi là một kim loại sạch.Khi ngồi trên máy bay hành khách đang bị bao bởi hàng tấn titanium , phát ra những tia phóng xạ nhưng không xâm nhập được lâu dài vào cơ thể. Vỏ đồng hồ đeo tay, gọng kính, máy ảnh...loại đắt tiền nhiều khi cũng làm bằng hợp kim titanium đấy . Tuy nhiên, quặng IImenite vàRutile (là hai quặng chính để bắt đầu quy trình luyện thành titamium) nằm dưới lòng đất hay trong lòng cát thì có một năng lượng trơ , nếu chưa bị khai thác thì còn "ngủ yên". Vì vậy con người có thể sinh sống trên , hoặc gần các vùng đất có chứa mỏ quặng titanium mà không sao hết .Trái lại, trong quá trình biến chế quặng thành TiO2(Dioxide Titanium) là sản phẩm mà các mỏ tại VN đang sản xuất, thì những năng lượng trơ nói
nals United Technologies , TRW và Greneral Dynamics...tìm nguồn hàng và đặt mua.Nhìn vào danh sách ấy và mường tượng chỉ vài năm nữa, khi VN có đủ lượng titanium tinh chế để bán cho họ với giá cao ngất trời mà sướng! Chưa kể lúc đó nếu mà chế tạo được vệ tinh , tàu cao tốc xuyên lòng biển ...cũng không phải chiều lụy, phụ thuộc ai khi thiết kế hợp kim này ! Nghe viễn cảnh,ông ĐỖ NHẬT NAM nói:"Nếu được như vậy thì tôi cũng sướng như khi được ngồi bên bờ sông Hàn mà ăn một triệu tô mì quảng vậy!". 

(Theo Tuổi trẻ)