Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
Tin tức
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
VIDEO CLIP
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.001.356
Đang online
146
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Tri thức vàng bạc

Cập nhật ngày 20/01/2010 01:39 GMT+7

Hàn nghĩa và tượng trưng của Nhẫn

Nhẫn là dấu hiệu của sự kiêng kỵ. Ở Trung Quốc ngày xưa, mỗi khi phụ nữ có mang thì đeo chiếc nhẫn lên tay để tỏ dấu hiệu không thể gần gũi, từ đó nó có tên là “giới chỉ” (có nghĩ là “cấm kỵ”, để chỉ chiếc nhẫn ). Hiện nay vẫn còn nhiều phụ nữ đeo nhẫn ở ngón trái tay áp út để “khoe” rằng mình đã có chồng. Xem ra, cho đến nay, hàm nghĩa “kiêng kỵ” của nhẫn cũng chưa mất hẳn.


  * Nhẫn tượng trưng cho quyền lực và giàu có. Thời Ai Cập cổ, việc chuyển giao quyền lực, rất nhiều khi là chuyển giao chiếc nhẫn để tượng trưng. Ở Trung Quốc, theo sử liệu, đời Hán có nhẫn “bách luyện kim”, đời Tần có “Tử ma kim”, là những chiếc nhẫn tượng trưng cho quyền lực. Thời Nam Bắc triều, vua Tống đã từng được tiếp nhẫn “ma lực kim hoàn” của nước Vân Trúc cống hiến. Ở Châu Âu, thời kỳ PhụcHưng, người ta gần như đeo nhẫn cho tất cả các ngón tay, và bằng chất liệu của nó, thể hiện sự giàu có và danh phận của mình. Người Venixi thậm chí còn đeo nhẫn cho ngón chân út để lộ ra khỏi giày.



  * Nhẫn là dấu hiệu  tốt lành. Trên thế giới, dù tín ngưỡng, phong thổ, quan niệm văn hóa khác nhau, nhưng ở đâu cũng xem nhẫn là tượng trưng cho hy vọng, niềm vui, đồng tâm nhất trí. Nhẫn còn là tín vật của tình yêu, là dấu hiệu kết hôn,  trên đó còn có khắc tên và ngày cưới để làm kỷ niệm. Ở nhiều nước trên thế giới, phụ nữ đã đính hôn đeo chiếc nhẫn của nhà trai lên ngón trái áp út,  rồi chuyển sang tay phải sau khi đã kết hôn. Nhẫn sở dĩ được tương trưng cho tình yêu và vợ chồng, chủ yếu là có dạng vòng tròn, điều đó có nghĩa là không có sự bắt đầu và cũng không có sự kết thúc, mà là sự vĩnh hằng. Tương truyền, ngón tay vô danh (áp út)  tay  trái có một mạch máu chạy thẳng đến tim, vì vậy, đeo nhẫn ở đó, tim sẽ liền tim, khắc ghi hình  ảnh vào tim để được hạnh phúc bên nhau vĩnh cửu.

  * Nhẫn đeo mang rất thuận tiện, có thể “vĩnh bất ly thân”, vì vậy, có người mặc định cho nó một số hàm nghĩa kỷ niệm. Ở Canada, có một học viện, khi sinh viên tốt nghiệp, ngoài bằng tốt nghiệp còn được đeo một chiếc nhẫn bằng thép, thép làm nhẫn được lấy từ một cây cầu mà một kỹ sư tốt nghiệp ở trường đó, do thiết kế sai đã bị sập, gây ra tổn thất không gì bù đắp được. Vì thế, từ đấy về sau, sinh viên tốt nghiệp được đeo chiếc nhẫn để nhắc nhở luôn nhớ đến bài học bi thảm này…

(Theo Cuulongjewelry)