Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.007.718
Đang online
168
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Sử dụng, bảo quản trang sức

Cập nhật ngày 08/09/2017 08:30 GMT+7

Bảo quản và giữ gìn đồ trang sức bạc

Khi dùng lâu thì bất kỳ món trang sức bạc nào cũng sẽ thay đổi màu sắc theo thời gian do quá trình ô xi hóa diễn ra trong tự nhiên cùng với các hợp chất có chứa lưu huỳnh tồn tại trong không khí.

Bảo quản cẩn thận các món trang sức bằng bạc nguyên chất

Dù biết rằng sở thích của bạn là đeo trang sức vào bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày nhưng bạn cũng nên tháo chúng ra trước khi tiếp xúc với các chất hóa học hay các chất gây mài mòn trang sức như thuốc tẩy, chất ammoniac, cồn hay axeton. Ngoài ra, cũng nên tránh tiếp xúc với các chất như nước tẩy rửa móng tay, nước rửa chén, đồ trang điểm và kể cả keo xịt tóc. Nhiều chất trong số đó có thể làm hư hại vĩnh viễn chất bạc cũng như các viên đá quý dùng làm đồ trang sức.



Trang sức bạc có thể bị hoen ố hay mất đi độ sáng bóng khi đặt trong điều kiện ẩm ướt, gió bụi và ánh nắng, vì thế cách bảo quản tối ưu nhất cho các món đồ trang sức làm từ bạc nguyên chất là đặt chúng trong hộp chế tạo bằng chất không gây phản ứng hóa học với chất bạc và phải đảm bảo giữ kín hơi, có thể đặt vào hộp có lót các vật liệu đặc biệt không gây ố lên trang sức hay túi làm bằng nhựa tổng hợp Polyten hay Mylar. Mỗi món đồ trang sức nên được bảo quản trong một túi riêng biệt để chúng không cọ xát với nhau mà có thể tạo ra các vết trầy xước, cuốn xoắn vào nhau hay làm hỏng mặt của trang sức làm bằng các viên đá quý.



Nên đánh bóng, lau chùi thường xuyên trang sức bạc

Nếu bạn càng thường xuyên đánh bóng thì đồ trang sức càng ít nguy cơ bị hoen ố, xỉn màu.

Bạc là dạng kim loại mềm, dễ bị trầy xước nên phải hết sức cẩn thận khi lau chùi hay đánh bóng, phải thực hiện một cách nhẹ nhàng. Không nên lau chùi bằng vật liệu nào khác ngoại trừ chất liệu vải cô-ton hay vải flannel sạch, mềm mại, có thể sử dụng loại vải đặc biệt dùng để đánh bóng trang sức bạc nguyên chất hay loại bàn chải lông mềm giống như loại bàn chải đánh răng dành cho trẻ em hay loại bàn chải làm bằng lông ngựa.



Để loại bỏ các loại bụi bẩn, dấu vân tay hay đồ trang điểm dính trên trang sức chỉ cần dùng vài giọt xà phòng lỏng, có tính bão hòa (như loại xà phòng dành cho trẻ em hay loại xà phòng để lau chùi không chứa chất tẩy sáng), pha với một chén nước ấm rồi rửa nhẹ qua nước sạch, để cho khô ráo hoàn toàn và sau đó lau nhẹ lại bằng vải mềm. Luôn đánh theo chiều dọc của đồ trang sức bởi vì khi đánh theo đường vòng tròn thường dễ gây trầy xước.



Phương pháp an toàn nhất để tẩy rửa các vết hoen ố trên trang sức bằng bạc là sử dụng loại vải lau mềm đã qua xử lý, nhưng cũng có nhiều loại chất đánh bóng dùng để xịt hay hỗn hợp bột nhão dùng để đánh bóng các vết ố lớn bám lâu ngày. Để thu được kết quả như mong đợi trước tiên hãy thoa các chất đó lên vải mềm rồi dùng tay đánh cho lên bọt. Những vết ố ở những chỗ khó chùi có thể được giữ lại để tạo kiểu cổ xưa và mang lại vẻ đẹp riêng cho trang sức. Nếu bạn thích đánh bóng toàn bộ, bạn có thể thực hiện việc này một cách dễ dàng, bạn có thể sử dụng loại bàn chải lông mềm. Nếu bạn muốn mua chất dùng để đánh bóng thì bạn phải bảo đảm rằng sản phẩm đó được sản xuất đặc biệt dành cho món trang sức mà bạn muốn đánh bóng. Loại nước ngâm không phù hợp với loại bạc còn trắng sáng hay với đồ trang sức bằng bạc có mặt bằng đá quý và kể cả loại bột đánh bóng hay chất phun xịt cũng có thể làm mất đi màu sắc ban đầu của những viên đá, vì thế phải đảm bảo rằng các chất còn lắng đọng lại từ các chất tẩy rửa đã được loại bỏ và được rửa sơ lại bằng nước sạch.



Những người thợ kim hoàn chuyên nghiệp khuyên bạn nên thường xuyên đánh bóng trang sức mỗi tháng một lần và mang trang sức đến những nơi có chuyên môn để được đánh bóng đối với những món trang sức đắt tiền hay món trang sức làm vật gia truyền. Việc đánh bóng cũng là dịp để bạn kiểm tra xem mặt đá quý hay các bộ phận của trang sức đó có bị lỏng, dễ rơi rớt hay không. Phải thực hiện chỉnh sửa ngay khi có hư hỏng để ngăn ngừa những hư hỏng phát sinh thêm sau này.

Nắm vững các phương pháp bảo quản hợp lý và việc đánh bóng trang sức bằng bạc nguyên chất là một việc làm cần thiết nhằm làm tăng tuổi thọ cho mỗi món đồ trang sức.

(KT)