Bản tin thị trường vàng sáng 14/10: Vàng trong nước tín hiệu tăng nhẹ
Giá vàng trong nước phát tín hiệu nhích nhẹ đầu phiên giao dịch sáng nay. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 48,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí.
Thông tin thị trường vàng trong nước
Giá vàng trong nước tín hiệu nhích nhẹ. Cụ thể:
Tại thị trường TP.HCM: Giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn giao dịch tại: 66,10 – 67,10 triệu/lượng (mua vào – bán ra), tăng 100.000đ/lượng cả chiều mua vào và bán ra so với giá chốt phiên hôm qua.
Tại Hà Nội: Tập đoàn Doji công bố giá vàng SJC ở Hà Nội theo chiều mua - bán ra là 66,00 – 67,00 triệu/lượng (mua vào – bán ra), đi ngang cả chiều mua vào và bán ra so với giá chốt phiên liền trước.
Tại Cao Bằng: Giá vàng nhẫn tròn ép vỉ Kim Tín cùng thời điểm trên giao dịch tại: 51,12– 52,48 triệu/lượng (mua vào – bán ra), tăng 110.000đ/lượng chiều mua vào và ổn định chiều bán ra so với giá cùng thời điểm phiên hôm qua.

Giá vàng SJC tại Kim Tín niêm yết tại 64,62 – 65,99 triệu/lượng (mua vào – bán ra).
Giá vàng sáng nay nhích nhẹ, vàng SJC đã tăng vượt ngưỡng 67 triệu mỗi lượng chiều bán ra. Hoạt động giao dịch trên thị trường nhìn chung ổn định là chủ yếu.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Kim Tín, nhu cầu giao dịch kể từ đầu tuần đến nay vẫn khá đông đúc. Lực mua vẫn chiếm số đông.
Thông tin thị trường vàng thế giới
Giá vàng trên thị trường quốc tế lao dốc sau khi Mỹ công bố lạm phát cao hơn so với dự báo.
Đầu phiên, giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.667,8 USD/ounce, tăng 17,8 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.674 USD/ounce, tăng 20 USD/ounce so với đêm qua.
Đêm 13/10 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.650 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.654 USD/ounce.
Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 48,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí.
Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 9 tăng 0,4% so với tháng trước, cao hơn so với dự mức dự báo tăng 0,2%. Trong tháng 8, chỉ số này chỉ tăng 0,1% so với tháng 7.
CPI trong tháng 9 tăng 8,2% so với cùng kỳ, cao hơn mức kỳ vọng 8,1%.
Lạm phát lõi (loại bỏ biến động của giá thực phẩm và năng lượng) tăng 0,6% trong tháng 9, cao hơn mức kỳ vọng tăng 0,4%.
Từ đầu năm, lạm phát lõi tăng 6,6%.
Việc lạm phát Mỹ tăng cao hơn so với dự áp gây áp lực lên thị trường. Đây là yếu tố sẽ khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) duy trì lập trường chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh mẽ cho tới cuối năm.
Có thể thấy, lạm phát Mỹ đang có xu hướng gia tăng khi mà giá thực phẩm, giá thuê nhà và chi phí y tế đã áp đảo xu hướng giảm giá gần đây của năng lượng. Theo báo cáo, trong tháng 9, giá xăng ở Mỹ giảm 4,9%.
Đồng USD tăng mạnh so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt khác. Chỉ số DXY đã lên mức 113,63 điểm, gần so với đỉnh cao 20 năm ở mức khoảng 114,5 điểm.
Giá vàng chịu áp lực giảm mạnh và triển vọng tiêu cực vẫn còn khi đồng USD được dự báo vẫn trong xu hướng đi lên và còn treo cao trong thời gian dài. Kế hoạch tăng lãi suất của Mỹ còn kéo tới hết 2023 và tới 2024 lãi suất có thể vẫn còn ở mức cao.
Một đồng USD mạnh luôn gây áp lực giảm giá lên hầu hết các loại hàng hóa, trong đó có vàng.
Vàng cũng tiêu cực khi thế giới đối mặt với tình trạng thiếu tiền, thanh khoản eo hẹp ở hầu khắp các thị trường.
Tuy nhiên, sức cầu vàng có tín hiệu tăng trở lại khi giá xuống thấp và bất ổn địa chính trị ở nhiều khu vực còn khó lường.
(Ban Chuyên gia Kinh tế và Thị trường Tập đoàn Kim Tín)