Bản tin thị trường vàng sáng 18.6: Vàng trong nước biến động nhẹ
Giá vàng trong nước biến đổi nhẹ trong đầu phiên giao dịch sáng nay. Giá vàng nhẫn tròn ép vỉ 999.9 của Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý Kim Tín vẫn giao dịch tại: 47,32– 48,28 triệu/lượng (Mua vào – bán ra). Giá vàng SJC trên thị trường giao dịch ở mức: 48,32– 48,65 triệu/lượng (mua vào- bán ra).
Thông tin thị trường vàng trong nước
Giá vàng trong nước khá ổn định. Cụ thể:
Tại thị trường TP.HCM: Giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết tại: 48,32 – 48,65 triệu/lượng (mua vào- bán ra), đi ngang cả chiều mua vào và bán ra so với giá chốt phiên hôm qua.
Tại Hà Nội: Tập đoàn Doji công bố giá vàng SJC ở Hà Nội theo chiều mua - bán là 48,40 – 48,55 triệu/lượng (Mua vào – Bán ra), đi ngang chiều chiều mua vào và giảm 30.000đ/lượng chiều bán ra so với giá chốt phiên liền trước.
Tại Cao Bằng: Giá vàng nhẫn tròn ép vỉ Kim Tín cùng thời điểm giao dịch tại: 47,32 – 48,28 triệu/lượng (Mua vào – bán ra), tiếp tục đi ngang cả chiều mua vào và bán ra so với giá đóng cửa phiên hôm qua.

Hiện tại giá vàng trong nước khá lặng song. Mọi biến động chỉ trong biên độ rất nhẹ. Hoạt động giao dịch trên thị trường cũng không có biến động đáng kể.
Phiên giao dịch 17.6 hôm qua tại Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý Kim Tín lượng khách mua vàng trang sức và vàng vật chất khá cân bằng. Ước tính tỷ lệ mua bán 50%/50%.
Thị trường thế giới
Giá vàng thế giới trên sàn Kitco hôm nay giao dịch ở mức 1.727,90 - 1.728,90 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn tháng 8 cuối cùng đã giảm 1,10 USD / ounce xuống mức 1.735,40 USD/ounce.
Giới đầu tư đánh cược vào mặt hàng kim loại quý khi mà sự bất định gia tăng tại biên giới Ấn Độ, cũng như tại bán đảo Triều Tiên. Nước Mỹ cũng có nhiều biến động, trong khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn thế giới.
Dịch bệnh bùng phát tại châu Á đã khiến nền kinh tế các nước trong khu vực, nhất là các nước phụ thuộc nhiều vào du lịch, chao đảo. Đây là nguyên nhân khiến giới đầu tư lại đẩy mạnh mua vàng, bất chấp chứng khoán hồi phục ở một số nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ.
Tuy nhiên, sức cầu đối với vàng vẫn khá lớn, mỗi khi giá giảm về ngưỡng 1.700 USD/ounce, nhất là khi căng thẳng địa chính trị tại nhiều nơi gia tăng. Giới đầu tư lo ngại căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng như hai miền Triều Tiên có thể thúc đẩy kim loại trú ẩn an toàn.
(Ban Chuyên gia Kinh tế và Thị trường Tập đoàn Kim Tín)