Khoảng cách chênh lệch giữa “vàng nội” và “vàng ngoại” vẫn ở mức cao
Giá vàng thế giới giao ngay sáng 13/3 đã hồi phục trở lại vùng $1160 do nhà đầu tư kì vọng rằng báo cáo bán lẻ kém khả quan sẽ là yếu tố cản trở động thái sớm tăng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tính theo tỷ giá USD liên ngân hàng quy đổi ra tiền Việt Nam thì mỗi lượng vàng thế giới đang ở mức 29,85 triệu.
Bắt nhịp thị trường thế giới, vàng trong nước cũng điều chỉnh tăng lên khoảng 60.000 đồng mỗi lượng, vàng SJC Hà Nội đang đang giao dịch ở mức 35,33 triệu đồng/lượng.
Vàng SJC được công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn giao dịch ở mức 35,21 triệu đồng/lượng (mua vào) – 35,31 triệu đồng/lượng (bán ra) tại thành phố Hồ Chí Minh và 35,33 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Đà Nẵng, điều chỉnh tăng 60.000 đồng/lượng mỗi chiều so với chốt phiên hôm qua.
Hiện tại, hầu hết các công ty vàng bạc đá quý trong nước duy trì chênh lệch mua vào – bán ra đối với vàng SJC ở ngưỡng khoảng 50.000 – 100.000 đồng mỗi lượng.
Như vậy mức chênh lệch giữa vàng “nội” và vàng “ngoại” hiện vẫn ở mức cao, khoảng 5,5 triệu/lượng.
Tuy nhiên, người dân và nhà đầu tư vẫn có thể mua được vàng 99,99 giá hấp dẫn hơn, chỉ chênh so với giá vàng thế giới xấp xỉ 2 triệu đồng/lượng tại các Tập đoàn, công ty vàng bạc uy tín trong nước.
Tập đoàn Vàng Bạc Đá Quý Kim Tín thường xuyên có giá vàng 99,99 bám sát giá vàng thế giới. Sáng nay giá vàng của doanh nghiệp này giao dịch ở mức 31,15 – 31,50 triệu/lượng (MV – BR), được đánh giá là mức giá tốt, hấp dẫn và có lợi cho người mua.
Cập nhật khoảng 8h30 giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay đứng tại $1158,48/oz.
Hai ngày hôm nay, giá vàng trong nước đều dịch chuyển với biên độ thấp hơn giá vàng trong nước, giảm chậm hơn và tăng chậm hơn giá thế giới. Với bước điều chỉnh nhỏ sáng nay, chênh lệch giữa hai thị trường rút về ngưỡng 5,5 triệu đồng, thấp hơn so với ngưỡng 5,6 triệu đồng hôm qua.
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay có xu hướng hồi phục về ngưỡng $1160/oz khi đồng USD suy yếu do động thái chốt lời và dữ liệu kinh tế Mỹ kém khả quan.
Doanh số bán lẻ tại Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 2, xoa dịu nỗi lo Fed sớm nâng lãi suất. Tuy nhiên, khả năng Mỹ bám vào các dữ liệu khả quan tại thị trường lao động vẫn gây áp lực lên giá vàng.
Ngoài ra, diễn biến giảm cùng mức thấp của giá dầu đã khiến cho vai trò đầu tư chống lạm phát của vàng gần như không được thể hiện.
(Ban Chuyên gia Kinh tế và Thị trường Tập đoàn Kim Tín)