Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
Tin tức
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
VIDEO CLIP
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.013.428
Đang online
135
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Tri thức đá quý

Cập nhật ngày 24/03/2016 02:30 GMT+7

Các tiêu chuẩn giá trị của Đá quý

Muốn được coi là đá quý, một khoáng vật, một tập hợp khoáng vật, một loại đá hay vật liệu tự nhiên khác phải đạt các tiêu chuẩn giá tị sau đây:

Muốn được coi là đá quý, một khoáng vật, một tập hợp khoáng vật, một loại đá hay vật liệu tự nhiên khác phải đạt các tiêu chuẩn giá tị sau đây:

*ĐẸP
Đẹp là tiêu chuẩn đầu tiên của đá quý, quyết định sự hấp dẫn và giá trị của nó. Tiêu chuẩn này được quy định bởi:

- Màu sắc:
Màu sắc càng tươi, càng đậm thì viên đá càng đẹp, giá trị của nó càng cao, Ruby, saphir, emerald, ngọc jat (jade) là những loại đá quý có màu hấp dẫn nhất.

- Độ trong suốt
Nói chung, đá quý càng trong suốt thì giá trị càng cao.

- Ánh (độ phản chiếu ánh sáng)
Đá quý có độ phản chiếu ánh sáng càng cao thì càng lôi cuốn con người. Kim cương, zincon là những ví dụ điển hình về đá quý có ánh cao.

- Các hiệu ứng quang học đặc biệt
Có những loại đá quý không có màu sắc hấp dẫn, không có ánh cao và không trong suốt, nhưng lại có hiệu ứng quang học rất đặc biệt, lôi cuốn thị hiếu của con người. Ví dụ như opal với hiệu ứng “trò hơi ánh sáng” (play-of-colour). Những hiệu ứng quang học thường gặp trong các loại đá quý là : hiện tượng ngũ sắc (trong opal), hiện tượng sao, mắt mèo (trong ruby, saphir, chrysoberyl..).


*BỀN
Đã là đá quý là phải bền trong quá trình sử dụng để chống lại các tác động khác nhâu từ bên ngoài (va chạm, nhiệt độ, các hoá chất….). Tiêu chuẩn này thể hiện ở :

- Độ cứng (bền cơ học)
Đá quý càng cứng thì càng bền về mặt cơ học, ít khả năng bị vỡ, sứt mẻ hoặc trầy xước. Thông thường đá quý phải có độ cứng từ 7 trở lên (theo Thang độ cứng tương đối gồm 10 cấp Mohs). Sở dĩ như vậy vì thành phần chủ yếu của bụi bẩn trong không khí chính là các mảnh vụn thạch anh có độ cứng 7, nếu tác động lâu ngày có thể làm món hoặc trầy xước đá quý.
Tuy vậy cũng có ngoại lệ như ngọc trai, opal…, có độ cứng thấp (4-5), nhưng vẫn được con người ưa chuộng vì chúng rất đẹp.

- Độ dai
Một số đá quý có thể có độ cứng không cao nhưng lại rất dai do có cấu trúc bên trong đặc biệt. Ví dụ điển hình là ngọc jat (jadeit và nephrit) rất được ưa chuộng ở Việt Nam và các nước Châu Á. Hai khoáng vật này có độ cứng 6-6,5, nhưng rất bền vững vì có cấu tạo sợi, bó.

- Bền vững về mặt hoá học
Ngoài bền vững cơ học, đá quý còn phải có khả năng chịu đựng được tác động của các loại hoá chất (nhất là axit) thường gặp.
Ngoài ra đá quý cũng phải chịu được tác dụng của nhiệt độ, nhất là nhiệt độ cao.

*HIẾM
Tiêu chuẩn này phụ thuộc vào quan niệm chủ quan của con người: cái gì đã quý thì phải hiếm.
Đã có một thời Amethyst (thạch anh tím) rất được ưa chuộng và có giá trị cao vì nó rất hiếm (trước thế kỷ 20). Nhưng vào đầu thế kỷ 20, khi các mỏ Amethyst được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới (Nga, Brasil), giá trị của nó giảm hẳn xuống và cho đến nay vẫn không thay đổi.

Ba tiêu chuẩn trên đây có ý nghĩa quyết định đối với giá trị của đá quý. Ngoài ra, giá trị của đá quý còn bị chi phối bởi các tiêu chuẩn sau đây.

*THỊ HIẾU
Mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi khu vực địa lý – lịch sử -văn hoá, mỗi thời kỳ lịch sử có thể có thị hiếu không giống nhau về các loại đá quý nhất định. Ngọc jat từ xưa đến nay vẫn đặc biệt được ưa chuộng ở Phương Đông, trong khi ở Châu Âu và Châu Mỹ, người tiêu dùng lại ít quan tâm đến loại ngọc này. Ở những xứ phương Bắc ít ánh nắng mặt trời người ta thường ưa loại ruby màu đỏ nhạt, và hồng hơn là ruby đỏ đậm như các nước ở Trung Cận Đông nhiều nắng.
Theo thời gian thị hiếu đối với một số loại đá quý có sự thay đổi đáng kể. Thời La Mã cổ đại Opal có giá trị cao hơn nhiều so với bây giờ vì người La Mã tin rằng opal có khả năng bảo vệ con người, nhất là trong chiến trận.
Vào đầu thế kỷ 19 đã ra đời cuốn tiểu thuyết “Anna Geierstein” của Walter Scott, trong đó những bất hạnh và bi kịch của nhân vật chính đều gắn với opal. Cuốn tiểu thuyết hay đến mức người ta tìm đọc và dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Vì vậy mà đến giữ thế kỷ 19 việc kinh doanh opal ở Mỹ gần như châm dứt, và cho đến nay đối với nhiều người Mỹ việc sở hữu opal là điều không không thể chấp nhận được.

*ĐỘ HOÀN HẢO
Các tỳ vết bên ngoài và đặc biệt là các bao thể bên trong (có tên gọi chung là các khuyết tật), đều có ảnh hưởng đến giá trị của viên đá đã chế tác. Việc tìm và xác định vị trí chính xác của các khuyết tật này là một nội dung quan trọng của nghiên cứu ngọc học. Ảnh hưởng của các khuyết tật đến giá trị của các loại đá quý khác nhau là không như nhau. Có những bao thể không thể chấp nhận được đối với kim cương lại hoàn toàn có thể có mặt trong emerald, vì trong emerald hầu như bao giờ cũng có các khuyết tật khác nhau và chúng vẫn có giá trị kinh tế rất cao.

*KÍCH THƯỚC
Viên đá có kích thước càng lớn thì giá trị càng cao. Tuy nhiên, quan hệ giữ kích thước và giá trị của các loại đá quý lại không phải là quan hệ tỷ lệ thuận.

*CHẤT LƯỢNG CHẾ TÁC
Đá quý chỉ thực sự có giá trị sau khi được chế tác (thành ngọc). chất lượng chế tác càng cao thì giá trị
Đá quý chỉ thực sự có giá trị sau khi được chế tác (thành ngọc). chất lượng chế tác càng cao thì giá trị của viên đá càng lớn. Chất lượng chế tác của một viên đá được quy định bởi các thông số:
- Hình dạng
- Độ cân đối
- Độ hoàn thiện (độ đối xứng, độ bóng)

*GỌN NHẸ
Lĩnh vực sử dụng chủ yếu của đá quý là các hàng trang sức, tức là không được quá lớn và quá nặng để có thể mang (đeo) trên người, dễ vận chuyển, dễ bảo quản và cất giữ.

*TÍNH ỔN ĐỊNH GIÁ CẢ
Mặt dù giá của đá quý thường có sự dao động nhất định, nhưng xu hương chung là chúng phải tương đối ổn định trong một thời gian dài, chỉ có vậy mới khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực đá quý.

(KT sưu tầm và tổng hợp)