Vì vậy, ta có thể định nghĩa đá quý như sau:
Đá quý là một loại vật liệu tự nhiên (khoáng vật, tập hợp khoáng vật, đá…), tạo thành do các quá trình địa chất hoặc hoạt động của sinh vật, đươc con người sử dụng vào mục đích trang sức, trang trí hoặc mỹ nghệ.

Một số kim loại cũng được con người sử dụng vào mục đích trang sức như vàng, bạc, bạch kim…nhưng không được gọi là đá quý. Chúng có tên gọi riêng là Kim loại quý.
Ngọc học (Gemmology), môn học chuyên nghiên cứu về đá quý, là một chuyên ngành khoa học về đá quý.
Nội dung chủ yếu của Ngọc học là : tổng hợp, đá thay thế và đá xử lý; kỹ thuật gia công chế tác đá quý; nguồn gốc, điều kiện thành tạo và quy luật phân bố đá quý.
Đối tượng của Ngọc học là:
- Các khoáng vật, các tập hợp khoáng vật, các đá nguồn gốc vô cơ: kim cương, corindon, beryl, ngọc bích…
- Các vật liệu nguồn gốc hữu cơ: ngọc trai, san hô, hổ phách, ngà voi…
- Các đá tổng hợp, đá xử lý và sản phẩm nhân tạo: CZ, GGG, YAG, corindon tổng hợp, spinel tổng hợp…
- Các vật liệu bắt chước (omitations)
- Các đá ghép.
Một số người thường đồng nhất Ngọc học và Khoáng vật học (khoa học về các khoáng vật) hoặc coi Ngọc học là một bộ phận của Khoáng vật học. Mặc dù đối tượng của Ngọc học phần lớn cũng là các khoáng vật tự nhiên như Khoáng vật học, nhưng đối tượng, nội dung cũng như phương pháp nghiên cứu của Ngọc học và Khoáng vật học về cơ bản không như nhau.