Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
Tin tức
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
VIDEO CLIP
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.008.850
Đang online
148
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Tri thức đá quý

Cập nhật ngày 23/08/2016 02:23 GMT+7

Quá trình hình thành mỏ đá quý Ruby ở Quỳ Châu

Theo kết quả nghiên cứu địa động lực, do Ruby được tìm thấy trong đá hoa nằm chủ yếu trong đới siết trượt của vòm biến chất Bù Khạng, nên có thể thấy sự hình thành Ruby liên quan trực tiếp đến quá trình tạo vòm.

Đồng thời, chính tác động siết trượt đóng vai trò quan trọng trong quá trình biến chất tạo Ruby, vì đây là nơi tập trung hàm lượng chất lỏng cao. Mặt khác theo nghiên cứu thạch luận, Ruby được thành tạo liên quan đến quá trình biến chất từ đá vôi chứa bauxit có trong các thành tạo carbonat lục nguyên tuổi C-P ở điều kiện nhiệt độ cao và áp suất trung bình cao, tương ứng với phần sâu của tướng amphibolit. Quá trình biến chất này gắn chặt với bối cảnh địa động lực tạo vòm biến chất đồng tâm Bù Khạng. Về tuổi thành tạo, ta thấy hoạt động biến chất xảy ra vào Kainozoi liên quan đến hoạt động va chạm giữa các mảng Ấn Độ và Âu-Á làm cho một phần vỏ khu vực này bị căng giãn, dẫn đến mặt Moho dâng cao, gây biến chất các đá trong vùng Bù Khạng. Các nghiên cứu về thạch học, khoáng vật học và địa chất đồng vị đều cho phép chứng minh nguồn nhôm hình thành Ruby có mặt ngay trong trầm tích carbonat.

Có thể chia quá trình thành tạo  Ruby trong đá hoa ở Quỳ Châu theo hai thời kỳ chính như sau :
 
Thời kỳ 1: quá trình hình thành các tầng trầm tích pelit và carbonat - lục nguyên giàu nhôm trong thời kỳ Orđovic-Permi-Trias. 
 
Quá trình này liên quan đến sự tách giãn biển Paleotethys, các trầm tích pelit và carbonat - lục nguyên hình thành trong môi trường rìa lục địa. Tiếp theo, do chuyển động kiến tạo, vỏ lục địa vùng này được nâng cao và quá trình phong hoá các đá trầm tích pelit diễn ra, sản phẩm của quá trình phong hóa, trong đó có nhôm và sắt, được vận chuyển và tích đọng trên các bề mặt bào mòn hay lấp đầy các hang hốc karst của đá vôi. Điều này phù hợp với sự có mặt của các tầng bauxit trong đá vôi còn quan sát được ngày nay.
 
Thời kỳ 2: quá trình biến chất tạo đá hoa chứa Ruby.
 
Hoạt động va chạm giữa các mảng Ấn Độ và Âu-Á gây biến dạng và biến chất khu vực vỏ Bù Khạng, nơi có chứa các trầm tích lục nguyên và đá vôi giàu nhôm. Hoạt động biến chất khu vực liên quan đến sự hình thành vòm Bù Khạng làm biến chất các đá có mặt từ trước, trong đó có các trầm tích sét giàu nhôm và đá vôi giàu nhôm để tạo nên đá phiến gneis và đá hoa chứa corinđon chất lượng ngọc. Ruby tìm thấy trong đá hoa vùng mỏ Quỳ Châu được hình thành liên quan đến các đá vôi chứa bauxit bị biến chất thành đá hoa chứa Ruby. Quá trình này đã diễn ra dưới điều kiện biến chất của vòm Bù Khạng, với nhiệt độ và áp suất biến đổi trong khoảng 500-700oC. 
 
Tuỳ theo mức độ sạch của bauxit trong môi trường carbonat mà có thể tạo thành Ruby hoặc saphir trong đá hoa. Trong trường hợp bauxit không sạch thì sản phẩm tạo thành từ quá trình biến chất các tầng đá vôi chứa bauxit có thể tạo nên đá bột mài nằm trong đá hoa ngày nay.