Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
Tin tức
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
VIDEO CLIP
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.004.828
Đang online
137
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Tri thức vàng bạc

Cập nhật ngày 24/06/2014 11:35 GMT+7

Nhẫn cưới - Kỷ vật vô giá gắn kết hai tâm hồn

Thời kỳ Hy lạp cổ đại, họ sử dụng bởi sắt bởi nó biểu tượng cho sức vững bền. Nhưng sau đó vào, nó được thay thế bằng vàng và bạc bởi chất liệu này đẹp, bền hơn, không bị han rỉ.

 
 

Đeo nhẫn cưới bên tay phải hay bên tay trái

Hầu hết mọi người đều đeo nhẫn cưới bên ngón tay trái. Mặc dù vậy, một số phụ nữ Châu Âu lại đeo nhẫn bên ngón tay phải. Một số phụ nữ vùng Scadinavia lại đeo tận 3 chiếc nhẫn: 

- Nhẫn đính hôn 

- Nhẫn cưới 

- Nhẫn khi làm mẹ 

Những cô dâu dâu Do thái thì lại đeo nhẫn ở ngón tay trỏ bởi vì đó là ngón mà với nó họ chỉ vào kinh Torah khi họ đọc.

 

Những người theo Thanh Giáo từ chối đeo nhẫn bởi vì họ coi đồ trang sức là phù phiếm. Còn trong thời kỳ thuộc địa, các đôi uyên ương thường trao đổi “những chiếc măng sông đám cưới” - một món quà hữu dụng và thực tế và vì thế được chấp nhận trong một thời gian dài. Nhưng sau đám cưới họ thường cắt những phần đuôi ra để làm thành một đôi nhẫn. 

Như vậy có thể thấy bất kỳ nền văn hoá như thế nào, thế kỷ nào, loài người đều đã nhận ra tầm quan trọng của việc gắn kết những cá nhân đơn lẻ với chiếc nhẫn.

Tại sao nhẫn cưới lại trên ngón tay thứ 3 trên bàn tay trái?

 

Có rất nhiều học thuyết tại sao ngón tay này lại được gắn biểu tượng của hôn nhân. Cả người Hy Lạp và Ai cập cổ đại đều tin rằng một huyết quản - được gọi là vena amoris theo tiếng La tinh - chạy trực tiếp từ ngón tay này tới trái tim. 

Trong thời kỳ nước Anh cổ đại, một chú rể sẽ trượt chiếc nhẫn từ ngón tay cái của cô dâu tới ngón trỏ và ngón giữa, nói rằng “Trên danh nghĩa của cha, con trai và thần thánh” và sau đó, chú rể đeo chiếc nhẫn vào ngón tay còn trống bên cạnh – ngón tay thứ ba của bàn tay trái. Thói quen này cuối cùng sau đó được nghi lễ hoá vào những năm 1950 khi con trai của vua Henry WIII, tác giả của cuốn The Book of Common Prayer, trong đó nêu rõ đám cưới của người Tin lành hiện đại ở Anh có tuyên thệ và quy định bằng sắc lệnh ngón tay nào sẽ được đeo nhẫn cưới trong lễ cưới.

 
 

Đàn ông đeo nhẫn cưới 

Việc đàn ông cũng phải đeo nhẫn cưới là một tục lệ tương đối mới. Mãi cho tới giữa thế kỷ 20, hầu như chỉ có phụ nữ mới đeo nhẫn cưới, có lẽ là để đánh dấu cho cái ngày người phụ nữ được coi như là một tài sản của một người đàn ông hoặc có lẽ na ná giống như hình thức phụ nữ đeo nhẫn đính hôn còn đàn ông thì không. Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra và rất nhiều người đàn ông trẻ phải đối mặt với việc chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo những chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ. 

Đó là một hành động rất lãng mạn, và tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm, chính vì vậy nó đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn trong ngày cưới.

(ST & Tổng hợp)