Chào mừng bạn đến với website: www.kimtin.com.vn     Kim Tín - Thương hiệu Chất lượng Quốc gia !    Kim Tín - Trung tâm Kiểm định Vàng Quốc gia, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Chỉ định và Cấp phép !    Kim Tín - Trang sức Vàng Bạc Đá quý Quốc tế !    Kim Tín - Công nghệ Vượt trội - Sản phẩm Vượt trội !    Kim Tín - Giải thưởng Quốc tế "Thương hiệu, Sản phẩm, Công nghệ đỉnh cao tại Mỹ !    Kim Tín - Giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất ngành Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam" !    Kim Tín - Giải "Đặc biệt" và giải "Kim cương" Nữ hoàng Trang sức Việt Nam !    Kim Tín - Nhiều năm liên tiếp đạt Danh hiệu "Hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người Tiêu dùng Bình chọn !
Tin tức
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
VIDEO CLIP
CATALOGUE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thích nhất nhóm sản phẩm nào?

Kim cương

Saphin

Ngọc trai

Rubi

Ngọc cẩm thạch

Topaz

Emeral

Citrine

Amethyst

Opal

Gamet

Aquamerine

Lượt truy cập
10.012.819
Đang online
139
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
LIÊN KẾT WEBSITE

Tri thức vàng bạc

Cập nhật ngày 09/10/2016 04:18 GMT+7

Những kho vàng lớn nhất thế giới

Tính tới tháng 2/2015, lượng vàng dự trữ chính thức trên toàn cầu là 31.890,7 tấn, theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Vàng Thế giới.

Dưới đây là 10 nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới.
 
10. Ấn Độ
 
Dự trữ vàng: 557,7 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 7,2%
 
 
Chính phủ Ấn Độ đang cố gắng ngăn cản việc người dân mua vàng. Nhập khẩu vàng được đổ lỗi cho tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai đang ở mức cao tại quốc gia này. Thống đốc ngân hàng Trung ương Ấn Độ Raghuram Rajan từng cho biết, nước này có thể trả nợ bằng vàng.
 
9. Hà Lan
 
Dự trữ vàng: 612,5 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 51,2%
 
 
Phần lớn vàng của Hà Lan được gửi tại Mỹ, một số được gửi tại Canada và Anh. Chỉ khoảng 10% lượng vàng được dự trữ tại Amsterdam.
 
8. Nhật Bản
 
Dự trữ vàng: 765,2 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 2,3%
 
 
Năm 1950, dự trữ vàng của Nhật chỉ là 6 tấn và bắt đầu tăng mạnh từ năm 1959, với lượng vàng mua vào tăng 169 tấn so với năm trước đó. Năm 2011, Ngân hàng trung ương nước này chi 20 nghìn tỷ Yên vào nền kinh tế sau thảm họa sóng thần và rò rỉ hạt nhân.
 
7. Nga
 
Dự trữ vàng: 1.035,2 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 7,9% 
 
 
Lượng vàng dự trữ của ngân hàng trung ương liên bang Nga lần đầu tiên đạt mức 1.000 vào quý 3 năm 2013.
 
6. Thụy Sĩ
 
Dự trữ vàng: 1.040,1 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 7,6% 
 
Năm 1997, nhiều đề xuất đề nghị bán một phần dự trữ vàng của Thụy Sĩ, bởi nó được cho là không cần thiết cho các chính sách tiền tệ của nước này. Vào tháng 5/2000, Thụy Sĩ bắt đầu kế hoạch bán 1.300 tấn vàng.
 
5. Trung Quốc
 
Dự trữ vàng: 1054,1 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 1,1% 
 
Năm 2013, Trung Quốc vượt Ấn Độ trở thành quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Vàng vẫn chiếm một phần rất nhỏ trong số 3,7 nghìn tỷ dự trữ ngoại hối của nước này, so với tỷ lệ trung bình 10% trên thế giới. Việc xây dựng dự trữ vàng đối với Trung Quốc là vô cùng quan trọng, khi nước này đang nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và biến nó trở thành tiền tệ để dự trữ, theo tờ Financial Times.
 
4. Pháp
 
Dự trữ vàng: 2.435,4 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 65% 
 
Ngân hàng Trung ương Pháp cho biết sẽ không bán vàng dự trữ, bởi vàng giúp đem lại sự đa dạng hóa và tránh được rủi ro trong cán cân thanh toán.
 
3. Italy
 
Dự trữ vàng: 2.451,8 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 65,1% 
 
 
 
Trong số hơn 2.451 tấn vàng, dự trữ ngoại hối bằng vàng của Italy chiếm hơn 65%.
 
2. Đức
 
Dự trữ vàng: 3.387,1 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 66,1% 
 
 
Tháng 10/2013, Đức bắt đầu giảm lượng vàng dự trữ. Ngân hàng trung ương bán 6-7 tấn vàng cho Bộ Tài chính mỗi năm.
 
1. Mỹ
 
Dự trữ vàng: 8.133,5 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 70,2%
 
 
Năm 1952, Mỹ là nước dự trữ vàng lớn nhất thế giới với 20.663 tấn. Vàng dự trữ của nước này lần đầu tiên giảm xuống dưới 10.000 tấn vào năm 1968.
 

(KT sưu tầm và biên soạn)